Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

20 biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trong trại heo

Hình ảnh
    Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là nguyên tắc thiết yếu của ngành chăn nuôi. Vì vậy, ở bài viết này Hùng Đồng xin chia sẻ đến bà con  20 biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trong trại heo , tăng tỷ lệ sống cho heo. Cùng xem đó là những biện pháp gì nhé. Quản lí trại đẻ 1. Áp dụng triệt để “cùng vào cùng ra”, sau khi một nhóm đẻ xong phải tiến hành tiêu độc khử trùng. 2. Quản lí vệ sinh sát trùng nái - trước khi đẻ phải điều trị bệnh và phòng ngừa kí sinh trùng. 3. Trường hợp nhất định phải ghép bầy heo con thì phải ghép trong 24 tiếng sau khi đẻ. Quản lí trại cai sữa 4. Xây chuồng ô trại nuôi heo nhỏ, kiên cố và lắp các tấm chắn không có mối nối 5. Áp dụng cùng vào cùng ra cho heo con mới nhập chuồng. 6. Không nuôi với mật độ cao ( duy trì 1 m2 dưới 3 con) 7. Tăng độ rộng máng cám ( tối thiểu một con 7 cm) 8. Duy trì thông thoáng khí trong trại( NH3 dưới 10ppm, cacbondioxyt dưới 15%) 9. Duy trì nhiệt độ tối ưu. 10. Cấm nuôi chung heo con khác nhóm. Quản lí trại thịt 11. Kiên cố hóa các chu

Tấm đan bê tông tại Hà Giang chính hãng giá rẻ

Hình ảnh
  Hiện nay tấm đan bê tông khá đa dạng chủng loại. Mỗi loại thì lại đáp ứng nhu cầu của từng lĩnh vực khác nhau. Trong chăn nuôi vật liệu này cũng được sử dụng khá phổ biến. Nó góp phần giúp cho việc vệ sinh chuồng trại được dễ dàng hơn. Giúp người nông dân tiết kiệm thời gian công sức và đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi. Nhưng với việc có nhiều đơn vị phân phối sản phẩm này nên tìm được một đơn vị chính hãng không hề dễ dàng. Tại Hà Giang cũng vậy. Bà con cảm thấy băn khoăn khi không biết mua  tấm đan bê tông chính hãng  ở đâu. Cùng tham khảo bài viết sau để có cho mình thêm gợi ý nhé. Tấm đan bê tông là gì ? Tấm đan bê tông thực chất là một sản phẩm cấu kiện bê tông, được đúc sẵn. Thường sử dụng để lắp đặt cho hệ thống rãnh bê tông thoát nước, thu nước, các hào kỹ thuật, các trang trại chăn nuôi và rãnh thu nước mặt đường. Phụ thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau, các tấm đan bê tông được hình thành cũng sẽ có nhiều kiểu dáng, chủng loại khác nhau. Đa dạng về kích thước, mẫu mã, độ d

Quản lý tình trạng heo còi

Hình ảnh
  Tình trạng nái không có sữa hoặc ít sữa sau khi sinh chiếm từ 4 ~ 10% và có thể được gọi dưới các tên như sốt sau khi sinh, rối loạn tiết sữa, nhiễm trùng huyết sau khi sinh, hội chứng MMA... Bệnh lý này dẫn đến nái sản xuất thiếu sữa, khiến heo con chậm lớn. Vậy làm thế nào để  quản lý tình trạng heo còi  ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé. 1. Nguyên nhân tình trạng heo còi Nguyên nhân có thể là do các vi khuẩn như E.coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, Mycoplasma; cho nái ăn cám quá nhiều, nái bị táo bón, thiếu vitamin E, rối loạn chức năng nội tiết tố...   Nái kém sữa thường đi kèm các triệu chứng lâm sàng như sưng vú, viêm vú, tiết dịch âm đạo quá nhiều, viêm tử cung, sốt cao, bỏ ăn. Ở nái bình thường, độ pH của sữa khoảng 6,4 ~ 6,5, còn ở nái bệnh, độ pH vào khoảng 7 ~ 7,8. Nếu nái bị viêm vú thì sữa ở những vú phía sau sẽ không tốt bằng sữa ở vú phía trước. Vì vú phía sau dễ bị tổn thương hơn và lượng máu cung cấp thường bị thiếu. Trong trường hợ

Kỹ thuật nuôi heo nái đạt hiệu quả cao

Hình ảnh
Trong chăn nuôi heo muốn đạt kết quả cao thì kỹ thuật chăn nuôi là điều mà bà con nên biết. Vậy làm thế nào để chăn nuôi heo nái hiệu quả ? Kỹ thuật chăn nuôi heo nái đạt hiệu quả phải làm như thế nào ? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về kỹ thuật chăn nuôi nhé. 1. Chọn heo giống nái Chọn nguồn gốc heo cái được sinh ra từ những heo mẹ có năng suất cao. Đẻ sai con, nuôi con khéo, có lý lịch rõ ràng, xuất thân nơi không có dịch. Chọn bản thân con cái đó cần các yêu cầu sau : Mông nở, thân dài, 4 chân chắc, dáng đi nhanh nhẹn, lông thưa, mắt sáng. Từ 12 vú trở lên, các vú nổi rõ cách đều nhau, không có vú kẹ, vú lép. Quá trình trên lựa chọn từ 2,5 - 3 tháng tuổi. 2. Nuôi dưỡng heo nái Chương trình nuôi dưỡng heo nái có ngoại hình đạt mức tiêu chuẩn. Không béo quá, gầy quá. 2 trường hợp béo quá, quá gầy đều dẫn đến hiệu quả xấu là năng suất sinh sản thấp, đẻ ít con. - Phương pháp cho ăn: Sử dụng ViNa 9, S28, S30. - Phát hiện động dục, phối giống và nuôi dưỡng ná

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến thức ăn cho heo

Hình ảnh
Sự ra đời của thức ăn công nghiệp là xu hướng phát triển chung của ngành chăn nuôi. Số trại chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp ngày càng nhiều hơn. Trong tương lai thức ăn công nghiệp sẽ phát triển nhanh. Khi chọn thức ăn ta cần chú ý đến 2 yếu tố chính, đó là chất lượng và giá thành. Bài viết sau đây Hùng Đồng sẽ chia sẻ đến các bạn những câu hỏi thường gặp liên quan đến  chăn nuôi heo  nhé. 1. Làm sao để đánh giá được chất lượng của thức ăn ? Chất lượng thật sự của thức ăn chỉ có thể được thể hiện chính xác nhất thông qua quá trình sử dụng. Thông qua năng suất và chất lượng của sản phẩm chăn nuôi (như năng suất sinh sản, mức tăng trọng, chất lượng thịt,…). Tuy nhiên, về mặt cảm quan ta có thể đáng giá sơ bộ chất lượng thức ăn. Trước khi đưa vào cho đàn heo ăn thông qua một số yếu tố sau:   - Uy tín của nhà sản xuất thức ăn trong lĩnh vực chăn nuôi. - Nguồn gốc một số nguyên liệu đặt biệt để làm thức ăn (như bột cá, premix vitamin – khoáng,…). - Hình thức của thức ăn:

Cách chọn heo nái làm giống

Hình ảnh
Cách chọn heo nái tốt làm giống có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên cách mà bà con thường làm là dựa vào đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để xem cách chọn  heo nái  làm giống như thế nào nhé. Cách chọn heo nái làm giống 1. Dựa vào tổ tiên Chọn heo cái giống từ những heo bố mẹ có tính đẻ sai, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa cao, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa. 2. Dựa vào sức sinh trưởng Sau cai sữa đến 6 tháng những heo có tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, khoẻ mạnh ưu tiên chọn làm heo cái giống Heo nái được chọn để làm hậu bị, để thay đàn qua 3 giai đoạn: + Giai đoạn chọn heo con sơ sinh (1 ngày tuổi) dựa trên thành tích sinh sản của heo mẹ, heo cha và ngoại hình, thể chất heo con. – Trọng lượng sơ sinh trên 1,45kg, số vú trên 12 (mỗi hàng trên 6 vú) – Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống + Giai đoạn chọn heo lúc chuyển đàn 56 – 60 ngày tuổi – Ngoại hình

Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn

Hình ảnh
Ở Việt Nam, bệnh giun đũa lợn thấy ở tất cả các vùng sinh thái. Trong các cơ sở nuôi lợn tập trung và gia đình. Bệnh thường ở thể mãn tính. Không làm cho lợn chết như các bệnh truyền nhiễm cấp tính nhưng làm cho lợn giảm tăng trọng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Cùng tìm hiểu một số cách phòng và  điều trị bệnh giun đũa lợn  hiệu quả qua bài viết sau đây nhé. Phòng và điều trị hiệu quả bệnh giun đũa lợn 1. Điều kiện lây truyền bệnh Điều kiện khí hậu nóng và ẩm thuận lợi cho trứng giun phát triển. Mặt khác vệ sinh thú y ở các cơ sở chăn nuôi chưa được thực hiện tốt, chưa ủ phân, còn bón phân tươi vào ruộng trồng thức ăn của lợn, nên lợn bị nhiễm giun đũa rất phổ biến. Tỉ lệ nhiễm giun đũa của lợn cao ở lứa tuổi từ 1 - 7 tháng tuổi, sau đó tỉ lệ giảm dần theo lứa tuổi tăng lên. Lợn con dưới 2 tháng, tỷ lệ nhiễm giun 39,2%; 3 - 4 tháng tỷ lệ nhiễm 48,0%. Trên 8 tháng tỷ lệ nhiễm 24,9%. 2. Điều trị bệnh Các hoá dược được dùng có hiệu quả trong điều trị bệnh giun đũa lợn nh